Hiện nay có rất nhiều loại chậu ngâm chân với nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên chậu ngâm chân gỗ vẫn được nhiều người mua nhất. Vậy chậu ngâm chân gỗ là loại chậu như thế nào? Dưới đây là một số thông tin về chậu ngâm chân gỗ:
Nguồn gốc xuất xứ
Chậu ngâm chân thường được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên như gỗ thông, gỗ sồi, gỗ pơ mu…Gỗ thông là loại gỗ được lựa chọn hàng đầu để thiết kế chậu ngâm chân. Hương thơm của gỗ thông khiến người ngâm chân cảm thấy được thư giãn hơn.
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại chậu làm bằng gỗ kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng. Do đó, bạn cần cẩn thận khi mua chậu gỗ, cần tham khảo kĩ lưỡng trước khi mua.
Tác dụng của chậu ngâm chân gỗ
- Thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, stress
- Trị chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn
- Loại bỏ tế bào chết, trị dứt điểm bệnh hôi chân
- Đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu
- Không còn cảm giác nặng chân, chuột rút về đêm
- Giảm đau nhức xương khớp
- Tránh cước chân, sưng chân, tê buốt chân về mùa đông.
- Làm quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng
- Có ích đối với các bệnh về da
Đối tượng dùng chậu ngâm chân gỗ:
Đối tượng có thể dùng chậu ngâm chân gỗ gồm những người: mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau đầu; người mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa; người thường xuyên đau nhức vùng thắt lưng; người có máu lưu thông kém; gười có sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch kém; người ít vận động, người cao tuổi; người mắc các bệnh về tay chân lạnh.
Lưu ý, những đối tượng sau không nên sử dụng chậu ngâm chân gỗ:
- Người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng, tắc nghẽn động mạch
- Phụ nữ mang thai
- Những người mắc bệnh tim, người huyết áp thấp, tiền đình kém
- Người bệnh tiểu đường
- Người trên chân có vết thương, viêm loét
Hướng dẫn cách ngâm chân với chậu ngâm chân gỗ
Bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm hoặc nước muối với chậu gỗ mỗi ngày, khoảng 10-15 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn sau một ngày hoạt động, làm việc mệt mỏi, đồng thời làm thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng nhanh chóng.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng. Thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15-30 phút. Hãy ngâm chân sau bữa ăn khoảng 2-3h, trước khi chuẩn bị đi ngủ 30 phút.
- Tăng dần nhiệt độ, không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng.
- Mực nước nên vượt quá mắt cá chân.
- Không ngâm chân khi ngồi phòng lạnh.
- Không đi ngủ luôn sau khi ngâm chân, cần lau chân thật khô, ngồi nghỉ một lúc rồi mới ngủ.
- Các bạn cũng có thể kết hợp ngâm chân với liệu pháp massage, sử dụng các loại ghế massage toàn thân, máy massage để chăm sóc sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về chậu ngâm chân gỗ. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn loại chậu mà mình mong muốn. Tuy nhiên khi mua chậu ngâm chân gỗ cần có sự tham khảo kinh nghiệm của những người hiểu về gỗ để không bị mua phải hàng giả gỗ kém chất lượng.